Băng đảng Mafia : Những ông hoàng bảo trợ cho dòng nhạc Jazz Mỹ ? Podcast Por  arte de portada

Băng đảng Mafia : Những ông hoàng bảo trợ cho dòng nhạc Jazz Mỹ ?

Băng đảng Mafia : Những ông hoàng bảo trợ cho dòng nhạc Jazz Mỹ ?

Escúchala gratis

Ver detalles del espectáculo
Năm 1980, nhà xã hội học người Mỹ Ronald L. Morris, trong tác phẩm đề tựa « Wait until Dark: Jazz and Underworld » (tạm dịch là Khi màn đêm buông xuống : Jazz và Thế giới ngầm), từng khẳng định nhạc Jazz trong giai đoạn Lệnh cấm (1920-1933) sẽ không còn là Jazz nếu không có sự che chở của các băng đảng tội phạm. Theo ông, Jazz chịu rất nhiều ảnh hưởng từ mafia. Storyville, New Orleans : Nền tảng đầu tiên của mối liên hệ Jazz - Mafia Mối liên hệ này được hình thành tại Storyville, New Orleans vào cuối thế kỷ XIX. Đó là thời điểm làn sóng di cư người Ý diễn ra mạnh mẽ : Trong vòng 20 năm, 1880 – 1900, hơn 650 ngàn người Ý và Sicilia đổ vào nước Mỹ, quốc gia vừa thoát khỏi cảnh Nội Chiến. Họ băng Đại Tây Dương, mơ về một nước Mỹ thịnh vượng và cởi mở. Không chỉ có người Ý, trên các cầu cảng còn có người Ireland, và hàng triệu di dân đến từ Đông Âu, phần lớn là người Do Thái. Họ chạy trốn cảnh nghèo đói, thoát cảnh chiến tranh hay sự truy bức. Nhưng giấc mộng đó nhanh chóng tan vỡ khi phải đối mặt với thực tế nghiệt ngã : Nạn kỳ thị chủng tộc và chủ nghĩa bản địa. Bị hắt hủi, bị gạt ra bên lề xã hội, thất nghiệp, không được học hành, những di dân gốc Ý, Do Thái hay châu Phi sống chen chúc trong những khu phố nghèo tại các thành phố cảng lớn như Lower East Side ở New York hay như khu Vieux-Carré tại New Orleans. Các băng đảng tội phạm lần lượt xuất hiện : Mano nera, mafia, cosa nostra…. Không được tiếp cận các ngành kinh doanh hợp pháp, những nhóm tội phạm này mở rộng các hoạt động ngầm về đêm, thâu tóm các lĩnh vực giải trí và sân khấu, giang tay đón nhận những người nghệ sĩ lang thang, đặt nên nền tảng đầu tiên cho mối liên hệ giữa Jazz và Mafia trong nhiều thập niên sau đó của thế kỷ XX. Nhạc sĩ dương cầm Earl Hines, từng giải thích : « Các thành viên mafia đã nhanh chóng tìm thấy trong âm nhạc một lớp vỏ bọc tuyệt vời cho những mánh lới được thực hiện trong hậu trường, từ các trò cờ bạc trái phép, buôn thuốc phiện, cho đến cả mãi dâm. » Steven Jezo – Vannier, tác giả tập sách « Music Connection. Les parrains de la musique américaine au XXè siècle » (tạm dịch là Kết nối âm nhạc. Những người bảo trợ cho âm nhạc Mỹ thế kỷ XX), cho biết, vào năm 1902, người ta ước tính ở Storyville, đã có đến 85 sàn nhảy, gần 800 quán rượu và 230 nhà chứa, nơi hoạt động của khoảng 1.500 gái làng chơi. Ba phần tư các chủ sở hữu những cơ sở này đều là trùm các băng đảng với những cái tên Joe Segretta, Henry Matranga, Peter Ciacco hay Pete Lala, với câu lạc bộ nổi tiếng Big 25, sàn diễn đầu tiên của Joe Oliver – người sau này trở thành King Oliver. Đó cũng là nơi xuất thân của nhiều tên tuổi khác trong làng nhạc Jazz như Jelly Roll Morton, Kid Ory, Buddy Bolden, Louis Amstrong hay Cab Calloway… 1920 : Thời điểm quyết định cho cuộc hội ngộ Jazz - Mafia Theo nhà sử học Ronald L. Morris, cuộc hội ngộ mang tính quyết định giữa giới nhạc sĩ Jazz và Mafia là vào những năm 1920. Đây là thời điểm chính quyền tổng thống Woodrow Wilson ban hành Lệnh Cấm Rượu (1920-1933), bị cáo buộc là nguồn cội của mọi tệ nạn xã hội, khiến các quán rượu và tụ điểm hội hè bị đóng cửa, kết thúc thời kỳ hoàng kim một thế hệ Mafia tại New Orleans. Các nhóm tội phạm cùng những người chơi nhạc Jazz rời Storyville đi về phía bắc đến New York, Chicago, Kansas City… Họ sắp xếp lại hoạt động về đêm dọc theo các tuyến đường buôn rượu với sự tiếp tay của giới chức địa phương, và nhiều nghị sĩ Mỹ. Một thế hệ mới các ông trùm băng đảng gốc Ý, Do Thái hay Ireland ra đời, trong số này phải kể đến Al Capone, Alcatraz hay Dutch Schulz… Đam mê mãnh liệt nhạc Jazz cùng với sự táo bạo trong cách tổ chức và quản lý thế giới ngầm, thế hệ tội phạm mới này đã tái hiện các đêm nhạc với những câu lạc bộ tiện nghi, vui nhộn hơn, mở cửa cho tất cả các thành phần, và do vậy, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ mới của thời kỳ hậu chiến. Tại các cơ sở mới này, nhạc cũ lỗi thời nhường ...
Todavía no hay opiniones